KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG TH NHỊ THÀNH

TỔ 2

 

Số: 01/KH-K2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Nhị Thành, ngày 01 tháng 10 năm 2020

   

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2020-2021

Tổ khối 2

Căn cứ công văn số …../BC-SGDĐT ngày …/…/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An về Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm học 2020-2021;

Căn cứ công văn số …./PGDĐT ngày …/9/2020 của Phòng GD&ĐT về Báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021 của bậc tiểu học;

Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Nhà trường;  tổ khối 2 xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ năm học 2020 -2021 như sau :

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

I.Tình hình của tổ :

Giáo viên : -Tổng số : 08 / 05 Nữ.

-Trình độ chuyên môn : Đạt chuẩn 04.

-Đảng viên Đảng Cộng Sản : 04.

Học sinh :  -Tổng số 206/109 hs.

  1. Thuận lợi :

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban Giám hiệu trường, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, nhất là Ban đại diện Cha mẹ học sinh luôn quan tâm hỗ trợ về việc học tập của HS; động viên giáo viên,học sinh công tác và học tập ngày một tốt hơn.

Tất cả GV trong  tổ ổn định, yên tâm công tác.Tất cả GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Học sinh ngoan ngoãn, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Phụ huynh học sinh quan tâm sắm sửa đầy đủ các điều kiện cho các em khi đến trường .

Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, các phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu học tập của HS.

III. Khó khăn:

Do tính đặc thù của địa phương, số người nơi xa đến làm công nhân ờ khu Công nghiệp nên công tác phối hợp giữa Nhà trường, GVCN với Cha mẹ học sinh có phần hạn chế về hiệu quả.

Một số học sinh ở nhà trọ hoặc cha mẹ đi làm công nhân ở xa việc đưa rước các em cũng gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.

Số lượng học sinh đọc chậm viết chậm còn cao, tỉ lệ các lớp 10%.

  1. NHIỆM VỤ CHUNG :   

1.Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”;  thực hiện cuộc vận động  “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào thi đua của ngành.

  1. Đổi mới công tác quản lí, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá; thực hiện tốt quy chế dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo và đề cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.
  2. Thực hiện quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh; tiếp tục thực hiện đánh giá học sinh theo TT 22;
  3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ học sinh vào quá trình dạy học và giáo dục, tiếp tục tuyên truyền việc tham gia đánh giá học sinh theo TT22.
  4. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 1 năm 2019. Thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng về công tác kiểm định chất lượng trường học. Nâng chuẩn cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục toàn diện; cải tiến các tiêu chí về trường chuẩn quốc gia. Tổ chức 100% số lớp dạy học 2 buổi/ngày. Tham gia chuẩn bị các điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh.

Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhằm đón đầu cho thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 2 trong năm học 2021-2022.

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
  2. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” và các phong trào thi đua của ngành.
  3. Chỉ tiêu:

– 100% giáo viên và học sinh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2019”; 100% GV đăng kí việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

SỐ TT GIÁO VIÊN NỘI DUNG VIỆC LÀM
1 Nguyễn Thị Bạch Tuyết Phong cách sống giản dị, gương mẫu
2 Huỳnh Thị Tuyết Anh Nhiệt tình trong giảng dạy
3 Phan Thị Kim Tuyến Tận tụy trong giảng dạy
4 Huỳnh Văn Hồng Cần cù trong rèn luyện học sinh
5 Mai Thị Ánh Tuyết Nhiệt tình trong công việc
6 Phạm Văn Sáng Tận tụy giảng dạy
7 Huỳnh Thị Kim Loan Tận tâm rèn luyện học sinh
8 Lê Hoàng Diệp Nhiệt tình trong công tác

– Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, nội quy và quy định của cơ quan và các tổ chức, đoàn thể.. 100%  không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.

– 100% giáo viên  tham gia đầy đủ chương trình BDTX.

  1. Biện pháp:

a – 100% CB, GV, NV lập kế hoạch và cam kết thực hiện theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi CBGV- NV cần : Xây dựng hình ảnh người cán bộ giáo viên mẫu mực trong mắt đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh. Vận dụng tích hợp nội dung giáo dục về đạo đức Hồ Chí Minh trong các môn học và các hoạt động giáo dục khác. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá.

– Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, rèn luyện phẩm chất lối sống, lương tâm nghề nghiệp, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt quy chế ứng xử văn hóa trong nhà trường.

-Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập, năng lực và phẩm chất của HS; tăng cường giúp đỡ HS năng lực học tập còn yếu. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra để xác định, để làm minh chứng sự đúng đắn, khoa học của việc đánh giá nhận xét của mình; kết hợp với đánh giá thường xuyên để làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập, hoạt động giáo dục của các em cho từng học kỳ

b – Chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thường xuyên thực hiện chương trình GDKNS theo chỉ đạo của phòng GD- ĐT và BGH trường. Thực hiện đúng nội quy trường học của học sinh và giáo viên.

– Tăng cường xây dựng góc thân thiện ở các lớp học. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vàolớp học như hát dân ca, trò chơi dân gian, hoạt động thể dục, thể thao vui chơi giải trí phù hợp đối tượng học sinh.

– Tiếp tục xây dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

  1. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học :

Toàn tổ thực hiện theo kế hoạch thời gian của trường :Dạy học 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT về Chương trình giáo dục phổ thông và Chuẩn kiến thức, kĩ năng với thời lượng dạy học các lớp 9 buổi/tuần, mỗi tuần 33 tiết.

Tạo điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức đã học, hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Đối với những em chưa hoàn thành bài tập ở lớp khuyến khích các em luyện tập ở nhà. Tăng cường nội dung giáo dục kỹ năng sống, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm. Lập kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng HS chú ý tăng cường thực hành Tiếng Việt và Toán phù hợp với hai loại đối tượng có năng khiếu và khó khăn trong học tập. Tổ chức cho HS để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp.

III. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

  1. Công tác chủ nhiệm  lớp:

*Số lượng các lớp :

 

 Lớp Số HS Nữ HS khuyết tật
2/1 31 19 0
           2/2 30 18 0
2/3 30 16 0
2/4 31 16 1
2/5 21 7 0
2/6 32 17 0
2/7 31 16 0
Tổng cộng 206 109 1

–  Giữ vững, duy trì 100% số lượng HS trường giao cho các lớp . Không có HS bỏ học.

– Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp

Biện pháp:

– Thực hiện nhiều biện pháp để liên lạc với phụ huynh HS để hiểu hơn về tâm tư hoàn cảnh của các em nhằm động viên các em đến trường.

– Chú ý cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường tổ chức tốt các hoạt động tập thể, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung tạo không khí vui tươi phấn khởi khi các em đến trường,lớp.

– Chăm lo phụ đạo học sinh khó khăn học tập trong các tiết buổi 2.

– GVCN  đánh giá đúng từng đối tượng học sinh để có cách giáo dục học sinh cho phù hợp. GVCN cần phối kết hợp với tổ chuyên môn, các tổ chức, đoàn thể, PHHS để nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập, rèn luyện phát triển năng lực, phẩm chất HS; phát triển chất lượng mũi nhọn.

  1. Chất lượng giáo dục:
  2. Chỉ tiêu:
  3. Chất lượng giáo dục:
Các mặt Học tập Năng lực Phẩm chất
HTT HT CHT T Đ CCG T Đ CCG
SL 100 106 0 135 71 0 135 71 0
TL 48,5 51,5 0 65,5 34,5 0 65,5 34,5 0

* HS hoàn thành chương trình lớp: 100% .

* HS được tặng giấy khen cuối năm:

Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện:  48,5%

  1. Tham gia đầy đủ các hội thi của cấp trên tổ chức.

– Tham gia hội thi đọc sách do Trường tổ chức: 100% HS tham gia

– Vở sạch – Chữ đẹp: Trưng bày theo lớp, tổ

– 100% HS được khám bệnh và được chăm sóc sức khỏe ban đầu.

– 100% HS trong diện tham gia bảo hiểm theo y tế quy định.

– Huy động tối đa HS tham gia bảo hiểm thân thể.

  1. Biện pháp:

– Phân loại đối tượng học sinh trong lớp. Phát hiện, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho HS có năng khiếu trong các tiết buổi 2, GV phối hợp với PHHS để bồi dưỡng cho HS.

– Các lớp tăng cường, phát triển phong trào kể chuyện, đọc sách, tìm hiểu về sách

– GVCN kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn ; TPT Đội để hiểu rõ hơn về khả năng của các em.

– Bằng nhiều hình thức, tổ chức trao đổi kinh nghiêm về TT 22 và phương pháp giáo dục, bồi dưỡng HS có năng khiếu, HS chưa đạt yêu cầu .

  1. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học
  2. Chương trình

– Thực hiện chương trình theo Quyết định số 16 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

-Tích hợp hợp lí, hiệu quả các nội dung giáo dục như bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới .v.v.

– Ở môn Tiếng Việt lớp 2, phân môn chính tả tập chép chuyển sang hình thức nghe – viết, nội dung bài viết vẫn giữ như chương trình hiện hành;

– Giáo viên chủ động tham khảo những nội dung giáo dục tiên tiến, hiện đại để đưa vào kế hoạch giảng dạy của mỗi tiết học một cách phù hợp với thực tế.

  1. Sách: Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Long An qui định các loại vở vie6t1cho HS tiểu học.

– Giáo viên hướng dẫn cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp; cách sử dụng sách vở hàng ngày để học sinh không mang theo nhiều sách, vở khi đến trường.

– GVCN mượn sách giáo khoa Toán và Tiếng Việt cho học sinh khó khăn, học sinh diện chính sách . Đảm bảo tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập.

  1. Thiết bị dạy học:

– Tổ chức kiểm tra, rà soát và đề nghị mua sắm kịp thời thiết bị dạy học (TBDH).

– Thường xuyên nhắc nhỡ học sinh gìn giữ gìn và bảo vệ CSVC đã được trang bị ở lớp và hành lang, sân trường.

– Quản lí và sử dụng hiệu quả tủ TBDH tại lớp đạt hiệu quả.

4.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

4.1. Mục tiêu, chỉ tiêu:

Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng, mạnh về chất lượng. CB, GV, NV tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

– Dự giờ: 18 tiết/GV, 6 tiết/GV SHCM mới.

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học.

– Sáng kiến kinh nghiệm: 02 sáng kiến/ 02 GV đăng ký danh hiệu Chiến sĩ cơ sở và hoàn thành vào tháng 4/2021

– Xây dựng thư viện: Tham gia tự nguyện đóng góp đầu sách.

– Chuẩn nghề nghiệp GV: Tốt: 02/08 ,tỉ lệ 25,0%.

Khá:    06/08    tỉ lệ:75,0 %

-Xếp loại CC.VC: Loại XS: 2/8 đạt tỉ lệ : 25%, loại HT tốt: 6/8 đạt 75%, loại HT:0

– Bồi dưỡng thường xuyên đạt 8/8,  tỉ lệ :100%

– Thiết bị dạy học: Tăng cường tự làm và sử dụng đồ dạy học

– Thanh tra chuyên môn

– Tham gia các phong trào và các hội thi:

+ Hội Thi GV dạy giỏi cấp trường :……………………….

+Hội Thi GV dạy Giỏi cấp Huyện:…………..

4.2.Về sinh hoạt chuyên môn tổ khối:

– Xây dụng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, hàng tháng, năm theo kế hoạch của Trường. Nghiêm túc chỉ đạo thực hiện lịch SHCM tổ hàng tuần, hàng tháng.

– Nội dung SHCM tập trung vào việc thảo luận , trao đổi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chuyên môn hoặc một số công việc có liên quan…đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng HS.

– Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của từng cá nhân để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

4.3. Công tác kiểm tra:

+ Kiểm tra HSSS giáo viên: 2lần/1 tháng

+ Kiểm tra nề nếp, vệ sinh: 2 tuần/ lần.

+ Kiểm tra việc thực hiện và cập nhật LBG,

+ Kiểm tra đột xuất hoạt động dạy học: 100% GV

+ Kiểm tra công tác BDTX: 2 lần/ năm (tháng 12 và tháng 4)

* Một số biện pháp thực hiện:

-100% cán bộ giáo viên trong tổ luôn tự củng cố kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Tích cực tham gia các phong trào thi đua của nhà trường.

– Tích cực học tập, nghiên cứu tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên, thực hành có hiệu quả, báo cáo đầy đủ.

-Thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, bài học.

– Thảo luận tìm biện pháp giải quyết các vấn đề khó phù hợp với đối tượng học sinh của lớp .

– Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo tiết học được diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên mà hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

-Trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ về công tác quản lý học sinh, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn, phong trào vở sạch chữ đẹp .. nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

– Tăng cường dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, trước tiên là các giáo viên trong tổ, khối chuyên môn. Thông qua giờ dạy trao đổi góp ý rút kinh nghiệm chi tiết tỉ mỉ giúp đồng nghiệp nắm chắc hơn phương pháp giảng dạy đồng thời qua đó còn tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

– Rèn thói quen ham đọc sách, tài liệu cập nhật thông tin làm phong phú bài giảng đồng thời cung cấp thêm vốn hiểu biết, kiến thức cho bản thân. Nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp cũng như khi tham gia sinh hoạt chuyên môn, tăng cường giao lưu trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm đây là cơ hội bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tốt nhất cho mỗi giáo viên.

– Thực hiện cập nhật đầy đủ thông tin trên Cổng ttgddt và website của trường.

– Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, gắn trách nhiệm của giáo viên với các hoạt động giáo dục, với kết quả học tập của học sinh trong quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên.

  1. Công tác về BDTX:

Xây dựng và thực hiện kế hoạch BDTX của năm học 2020-2021 theo Kế hoạch của nhà trường. Lập báo cáo kế hoạch và tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả đúng qui trình, đúng thời gian quy định.

*Các biện pháp

Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch và tích cực tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ.

Tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do các cấp tổ chức. Chủ động tự học, tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.Thực hiện một cách nghiêm túc, đạt hiểu quả cao.

  1. Danh hiệu thi đua tập thể, cá nhân:

* Tập thể:Tổ LĐTTXS

Lớp tiên tiến:  07  lớp; Lớp TT xuất sắc: 06 lớp

*Cá nhân:

-Lao động tiên tiến: 08 người.

-Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 02người.

 Đ. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

 

 

 

 

DUYỆT BGH                                     Nhị Thành, ngày 01  tháng  10 năm  2020

Tổ trưởng

 

 

 

Nguyễn Thị Bạch Tuyết